Thuế thu nhập cá nhân là gì?

admin Last updated on: May 14, 2023

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân. Các cá nhân chịu thuế TNCN theo thông lệ quốc tế là cá nhân làm công ăn lương, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân góp vốn thành lập công ty hợp danh. Tuy nhiên, ở một số quốc gia doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không chịu thuế TNCN mà chịu thuế TNDN.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội; động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi; thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, vv…

Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân

  • Là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vì là lọai thuế trực thu nên người chịu thuế thường khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác. Cho nên tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại thuế gián thu.
  • Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
  • Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.
  • Thuế TNCN là một lọai thuế phức tạp. Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi trình độ; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế, tình trạng cư trú của họ ở Việt Nam, …

Chức năng, vai trò của thuế TNCN

  • Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển; thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

  • Góp phần thực hiện công bằng xã hội:

Thuế TNCN chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế; không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Có nhiều nước còn có quy định miễn; giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.

Đối tượng phải nộp thuế TNCN

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế TNCN, cụ thể như sau:

          – Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; không phân biệt nơi trả thu nhập.

          – Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam; không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

          Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?

Thuế TNCN chỉ áp dụng với cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ thuế mà vẫn còn thu nhập

Ví dụ: bản thân 11 triệu đồng/tháng; mỗi người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/tháng và các khoản đóng bảo hiểm

Cách tính thuế TNCN như thế nào?

Đối với việc tính thuế TNCN áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:

  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

X

Thuế suất

  • Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ: khấu trừ 10% thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên (không phân biệt có mã số thuế hay không)
  • Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài: tính 20% thuế TNCN.

Lưu ý: thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế TNCN được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung.

Các trường hợp được miễn thuế TNCN

Các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN đó là:

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…

– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở; quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất

– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;

 – Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…

– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

– Tiền ăn giữa ca, ăn trưa

– Phụ cấp điện thoại

– Phụ cấp trang phục

– Tiền công tác phí

– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm; làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày; làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Ban ngày được trả 15.000 đồng/giờ; làm thêm ban đêm được trả 20.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 15.000 đồng phải chịu thuế TNCN; 5.000 đồng vượt trội không chịu thuế TNCN.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành; nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm 

+ Phụ cấp đặc thù ngành nghề 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thuế hãy liên hệ Baotintax để được hỗ trợ sớm nhất.

Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Related posts

Tìm hiểu các vị trí trong bóng đá với các nhiệm vụ khác nhau

Tìm hiểu các vị trí trong bóng đá với các nhiệm vụ khác nhau

Đội hình thi đấu bóng đá thông thường có 11 cầu thủ, mỗi người sẽ có vị trí riêng...

Trung vệ là gì? Vai trò của vị trí trung vệ trong bóng đá

Trung vệ là gì? Vai trò của vị trí trung vệ trong bóng đá

Nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của bộ môn thể thao vua thì chắc chắn không...

dich-vu-ke-toan

dich-vu-ke-toan

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu * Bình...

Giải thưởng găng tay vàng và những điều thú vị xung quanh

Giải thưởng găng tay vàng và những điều thú vị xung quanh

Bên cạnh việc cố gắng cản phá những pha bóng của đối thủ thì các thủ môn cũng cố...

Những quy tắc cá cược bóng đá tân binh cần biết rõ

Những quy tắc cá cược bóng đá tân binh cần biết rõ

Muốn chơi cá độ bóng đá người chơi mới phải trang bị rất nhiều các kiến thức quan trọng...

Dịch vụ Chữ ký số

Dịch vụ Chữ ký số

 Dịch vụ Chữ ký số Nội dung bài viết 1  Dịch vụ Chữ ký số 1.1 Chữ ký số...